Bệnh suy thận cấp: Cách chẩn đoán và điều trị

Bệnh suy thận cấp hay còn gọi là suy thận cấp tính là tình trạng thận mất khả năng đào thải độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Vì mức độ nguy hiểm của bệnh mà tất cả mọi người đều cần bổ sung những kiến thức để giảm thiểu tối đa hậu quả của bệnh lý này. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về cách chẩn đoán và điều trị bệnh suy thận cấp ngay sau đây!

Bệnh suy thận cấp
Bệnh suy thận cấp: Cách chẩn đoán và điều trị

Suy thận cấp – Bệnh lý vô cùng nguy hiểm

Suy thận cấp là tình trạng vô cùng nguy kịch bởi thận ngừng hoạt động một cách đột ngột khiến độc tố, chất thải và điện giải ứ đọng trong cơ thể. Những thành phần này tồn đọng trong máu khiến thành phần trong máu vượt ngưỡng chịu đựng, gây sưng ở các bộ phận như mắt cá, đầu gối, ngón chân,… Một số biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến mạch máu, tim mạch và phổi,…

Người bệnh có thể nhận ra bệnh lý này qua những biểu hiện đặc trưng như không có nước tiểu hoặc chỉ tiểu rất ít. Ngay khi gặp phải tình trạng này người bệnh nên đến phòng khám để được chạy thận nhân tạo nhằm lọc các chất độc, điện giải ra khỏi cơ thể.

Nếu thời gian thận ngừng hoạt động quá lâu, các thành phần trong máu có nguy cơ tăng cao làm mất sự cân bằng trong cơ thể, ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận khác. Nếu phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể chữa trị hoàn toàn, song nếu chậm trễ trong công tác phát hiện bệnh dẫn đến suy thận mãn tính thì khả năng thận phục hồi như trước là điều rất khó khăn.

Chẩn đoán bệnh suy thận cấp

Chẩn đoán suy thận cấp là yếu tố quan trọng trước khi người bệnh tiến hành điều trị, bởi đây là bệnh lý có những biểu hiện dễ gây nhầm lẫn nên nếu không xác định đúng bệnh, nguy cơ áp dụng sai phương pháp điều trị là rất cao.

Chẩn đoán bệnh suy thận cấp
Chẩn đoán bệnh suy thận cấp

1. Chẩn đoán xác định

Bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu ở người bệnh để xác định đúng bệnh như vô niệu, tiểu ít, hàm lượng các thành phần điện giải trong máu tăng cao, phổ biến nhất là kali, ure, creatinine,… Hoặc có thể quan sát kích thước thận, thông thường người bị suy thận cấp thường có kích thước thận to hơn người bình thường do nước tiểu và chất thải ứ đọng.

2. Chẩn đoán phân biệt

Như đã đề cập ở trên, suy thận cấp thường bị nhầm lẫn với bệnh suy thận mạn, do đó các bác sĩ thường chẩn đoán phân biệt để xác định đúng bệnh lý ở bệnh nhân. Suy thận mạn là hậu quả của bệnh thận tiết niệu mãn tính khiến chức năng thận giảm sút và không còn khả năng phục hồi. Cuối cùng là bệnh chuyển sang suy thận giai đoạn cuối, đòi hỏi phải thay thế bằng thận nhân tạo để có thể đào thải và cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.

Chẩn đoán phân biệt suy thận cấp
Chẩn đoán phân biệt suy thận cấp và suy thận mạn

Vì có đặc điểm khác giống nhau nên nếu không tiến hành chẩn đoán phân biệt, bác sĩ có thể chẩn đoán sai lệch giữa hai bệnh lý này.

Để chẩn đoán phân biệt, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh nhân có mắc bệnh thận tiết niệu trước đó hay không. Đồng thời xác định nguyên nhân khiến thận mất chức năng, nếu nguyên nhân cấp tính đi kèm với các chuyển biến cấp tính, thì nguy cơ người bệnh mắc chứng suy thận cấp cao hơn bệnh suy thận mạn.

Tuy nhiên, bác sĩ vẫn tiến hành đo lường các chất điện giải trong máu của người bệnh để có kết quả chính xác nhất. Triệu chứng đặc trưng của bệnh suy thận cấp như sau:

  • Suy thận cấp gây thiếu máu vừa và nhẹ, trong khi đó bệnh suy thận mạn có tiến triển từ lâu nên khiến người bệnh thiếu máu nghiêm trọng.
  • Vì các nguyên nhân gây suy thận cấp ở dạng cấp tính nên bệnh sẽ có chuyển biến cấp tính, khiến huyết áp người bệnh tăng cao một cách đột ngột.
  • Nếu siêu âm thận người bệnh có dấu hiệu teo nhỏ thì người bệnh mắc bệnh suy thận mạn và ngược lại. Nếu thận có xu hướng to lên, người bệnh chắc chắn đã mắc phải chứng suy thận cấp. Đây được xem là dấu hiệu nhận biết chính xác nhất.

3. Chẩn đoán nguyên nhân suy thận

Suy thận cấp được gây ra bởi 3 nguyên nhân sau:

  • Nguyên nhân trước thận là tổng hợp những nguyên nhân khiến lượng máu đến thận suy giảm, kéo theo áp lực lọc của thận bị suy giảm. Triệu chứng nhận biết dễ nhận thấy là người bệnh mất nước khiến da nhăn nheo nhanh chóng, sút cân, tim đập mạch, huyết áp có xu hướng giảm,…
  • Nguyên nhân tại thận bắt nguồn từ những tác nhân gây hoại tử ống thận cấp, có thể là do kim loại nặng tích tụ trong cơ thể hoặc độc tố từ mật của một số loài động vật. Hoặc nguyên nhân có thể do một số bệnh lý có sẵn trong cơ thể như viêm cầu thận, viêm màng trong tim gây tổn thương và hình thành hiện tượng viêm ở các mạch máu trong thận, làm mất khả năng thận một cách đột ngột.
  • Nguyên nhân sau thận gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu khiến áp lực lên thận tăng lên, tăng áp lực thủy tĩnh trong khoang Bowman tăng khiến thận mất chức năng tạm thời.

Chẩn đoán nguyên nhân suy thận được nhiều bác sĩ lựa chọn bởi nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ chúng, bệnh sẽ tiến triển tích cực đồng thời chức năng thận sẽ được khôi phục nhanh chóng.

Điều trị bệnh suy thận cấp theo giai đoạn bệnh

Suy thận cấp là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, do đó người bệnh bắt buộc phải ở lại bệnh viên để các bác sĩ kiểm soát tình hình một cách chặt chẽ nhất. Khi thận phục hồi được chức năng người bệnh mới có thể trở về nhà.

1. Điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh suy thận cần được loại bỏ nếu không bệnh sẽ trở nên trầm trọng khiến thận mất hẳn khả năng phục hồi. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân suy thận trước khi thực hiện điều trị bằng phương pháp này.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh bù đủ nước nếu cơ thể mất nước quá đột ngột và rửa dạ dày nếu nguyên nhân bắt nguồn từ những nguyên nhân tại thận. Một khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn thiểu niệu, vô niệu, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng phương pháp sau đây.

2. Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu

Khi bước sang giai đoạn này tức là thành phần điện giải trong máu đã mất cân bằng, gây ra những ảnh hưởng đến cơ thể. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa những thành phần này trở lại nồng độ cho phép, hạn chế tối đa các biến chứng do bệnh suy thận cấp gây ra.

  • Giữ cân bằng nước, điện giải

Với người bệnh tiểu ít hoặc không tiểu được, lượng nước đã ứ đọng và gây phù trong cơ thể, do đó người bệnh không nên thu nạp quá nhiều nước. Lượng nước vào phải luôn ít hơn lượng nước đi ra, nếu không hiện tượng phù còn tăng cao hơn trước.

Sau đó, bác sĩ cho bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu để đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên không được lạm dụng thuốc, người bệnh có thể đi tiểu với lượng nước tiểu rất lớn, đồng thời thuốc này không được dùng người gặp nguyên nhân suy thận cấp sau thận.

  • Giảm kali trong máu

Ngay khi thận mất chức năng đào thải, hàm lượng kali trong máu sẽ tăng cao chỉ trong thời gian rất ngắn và gây ra các ổ hoại tử và nhiễm khuẩn bên trong cơ thể. Do đó, bác sĩ sẽ hạn chế các loại thuốc, dịch truyền và thực phẩm có chứa thành phần này nhằm giảm kali trong máu.

  • Sử dụng thuốc

Khi hàm lượng kali trong máu tăng quá cao, người bệnh sẽ được tiêm tĩnh mạch Calcigluconat và clorua trong thời gian ít nhất 5 phút. Sau khoảng 30 phút, người bệnh sẽ được tiêm lại mũi tiếp theo.

Điều trị suy thận cấp
Điều trị suy thận cấp bằng cách dùng thuốc

Hoặc bác sĩ sẽ sử dụng Glucoza và insulin dẫn kali vào trong tế bào. Đây là cách làm giảm kali trong máu được nhiều bác sĩ thực hiện.

Ngoài ra còn có các loại thuốc được sử dụng cho bệnh nhân suy thận như natricarrbonat, resincalcio, resinsodio, kayexalat,…

  • Lọc máu cấp

Nếu bệnh tình không có chuyển biến khi thực hiện các phương pháp điều trị trên, người bệnh buộc phải sử dụng thận nhân tạo để lọc máu cấp. Nếu không thực hiện kịp thời, hàm lượng kali và các chất điện giải sẽ tăng đến mức không thể kiểm soát, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

3. Giai đoạn tiểu trở lại

Khi người bệnh có thể đi tiểu bình thường trở lại, bác sĩ sẽ tiến hành đo các chất điện giải trong máu để khắc phục những vấn đề còn tồn tại ở thận.

Trong 24 giờ nếu bệnh nhận đi tiểu hơn 3 lít, sẽ được bù dịch và điện giải. Còn nếu lượng nước tiểu nhỏ hơn 3 lít, người bệnh sẽ được chỉ định dùng Orezol.

Sau một thời gian nếu như chức năng thận được phục hồi như ban đầu, người bệnh sẽ được xuất viện và trở về nhà.

4. Giai đoạn phục hồi chức năng

Sau khi trở về nhà, người bệnh phải chú ý chăm sóc cơ thể sau điều trị. Nên tham khảo chế độ dinh dưỡng đặc biệt từ chuyên gia để điều chỉnh lại hàm lượng điện giải trong cơ thể.

Điều trị suy thận cấp
Giai đoạn phục hồi chức năng thận

Đồng thời thăm khám thường xuyên để kịp thời nhận biết những dấu hiệu bất thường.

Suy thận cấp là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng và nhiều cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, chức năng thận sẽ nhanh chóng được phục hồi, người bệnh sẽ quay lại cuộc sống bình thường chỉ trong thời gian ngắn. Vì mức độ bệnh nguy hiểm, do đó thay vì bị động trong công tác điều trị và chẩn đoán, người bệnh cần chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách phòng ngừa bệnh ngay từ bây giờ.

Phương Thảo

Bạn đọc nên tham khảo:

Ẩn

Ráo riết săn lùng “THẦN DƯỢC SUNG SƯỚNG" giúp “yêu” LÂU VÀ SÂU

Xem ngay

Bình luận

Bệnh suy thận cấp: Cách chẩn đoán và điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa bệnh yếu sinh lý ở nam giới – Chỉ cần dùng đúng thuốc

Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương Nên Dùng Loại Nào? Chuyên Gia Tư Vấn

Cách Xử Lý Rối Loạn Cương Dương Kéo Dài Thời Gian Quan Hệ Từ Thảo Dược Tự Nhiên

Rối Loạn Cương Dương “Cậu Nhỏ” Bỗng Nhiên “Hóa Bún” Và Cách Xử Lý Từ Thảo Dược

Thuốc Xử Lý Xuất Tinh Sớm Dùng Loại Nào Để Quan Hệ Lâu Ra Tự Tin “Chinh Chiến”

Bác Sĩ Nam Khoa Chỉ Cách Xử Lý Xuất Tinh Sớm Quan Hệ Lâu Ra Giữ Lửa Phòng The

Xuất Tinh Sớm “Cuộc Yêu” Chóng Tàn Và Cách Quan Hệ Lâu Hơn, Phòng The Viên Mãn

[Góc Tâm Sự] Vợ Tâm Lý Giúp Chồng Yếu Sinh Lý Lấy Lại Phong Độ Nhờ Bài Thuốc Nam

Tràn Lan Thuốc Yếu Sinh Lý – Nam Giới Nên Chọn Loại Nào Để Không Mất Tiền Oan?

Thử Đủ Thứ “Trên Trời Dưới Đất” Mà Vẫn “Yếu” – Bác Sĩ Chỉ Cách Xử Lý Yếu Sinh Lý

Ẩn