Dấu hiệu và cách điều trị bệnh suy thận mãn tính
Suy thận mãn tính là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nó có thể đẩy người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong nếu không sớm điều trị. Bệnh suy thận mãn tính còn được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi những triệu chứng âm thầm phát triển.
Để chủ động hơn trong việc phát hiện cũng như điều trị bệnh, mọi người cần trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh lý này. Bạn có thể tham khảo thông tin về dấu hiệu và cách điều trị bệnh suy thận mãn tính qua nội dung bài viết dưới đây.
I. Các dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận mãn tính
Bệnh suy thận mãn tính đang trở thành mối lo ngại lớn đe dọa đến cuộc sống nhiều người. Các thống kê gần đây chỉ ra rằng, số bệnh nhân mắc bệnh suy thận mãn tính đang không ngừng da tăng với mức đáng báo động. Đây cũng chính là nguyên nhân lấy đi tính mạng của không ít người.
Bệnh lý này thường rất dễ gặp phải ở những người lớn tuổi cùng với quá trình lão hóa gây suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiểu đường và áp huyết cao là hai nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận mãn tính. Bên cạnh đó những thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt cũng là yếu tố cộng hưởng khiến bệnh âm thầm khởi phát.
Để có thể sớm phát hiện và điều trị, mọi người cần chú ý nhiều hơn đến một số triệu chứng thường gặp của bệnh sau đây:
1. Đi tiểu nhiều, nhất là về đêm
Đây là một trong những dấu hiệu thường thấy nhất ở bệnh suy thận mãn tính. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Đôi khi việc uống nhiều nước cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu nhiều. Nhưng nếu số lần đi tiểu lên tới cả hơn chục lần 1 ngày thì mọi người nên chú ý.
Bệnh suy thận mãn tính trở nặng có thể khiến mọi người đi tiểu 1 – 2 giờ đồng hồ 1 lần. Quan sát kỹ còn thấy nước tiểu có lẫn bọt, nhiều khi lẫn cả máu. Khi đi tiểu thường cảm thấy rất khó khăn, hay gặp tình trạng đau buốt.
2. Mệt mỏi, khó thở
Bệnh suy thận mãn tính sẽ khiến cơ thể hạn chế việc tiết hormone erythropoietin. Hormone này chính là chất kích thích quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu mang oxy đến hệ thần kinh và các cơ. Do đó khi bị suy thận lượng oxy cung ứng cho các cơ trong quá trình vận động cũng giảm đi. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mắt, đôi khi còn thấy tức nơi lồng ngực.
Bên cạnh đó, chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng thì những chất độc hại không thể đào thải ra khỏi cơ thể. Một phần chất độc lắng đọng và tích tụ tại phổi khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở, thở nông.
3. Tay chân phù nề
Sở dĩ, bệnh suy thận mãn tính thường đi kèm với dấu hiệu phù nề là do việc xử lý và đẩy chất độc hại ra khỏi cơ thể gặp trở ngại. Cơ thể bị tích tụ nhiều chất cặn bẩn và tích nước lâu ngày sẽ gây nên tình trạng phù nề.
Phù nề thường xuất hiện nhiều ở một số vị trí như vùng tay và chân, bọng mắt và cả trên mặt. Đi kèm với tình trạng này là một số các biểu hiện khó chịu ngoài da như ngứa rát hay nổi mẩn đỏ.
4. Suy giảm chức năng tình dục
Thận chính là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sinh lý của cơ thể. Chính vì thế mà khi bị suy thận mãn tính, chức năng tình dục cũng sẽ suy giảm nghiêm trọng.
Đây chính là biểu hiện thường gặp ở nam giới với các vấn đề như: xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, mộng tinh, di tinh… Khi bệnh diễn biến phức tạp có thể dẫn tới tình trạng liệt dương hay vô sinh.
5. Các dấu hiệu khác
Ngoài những dấu hiệu mà chúng tôi vừa nêu trên, bệnh suy thận mãn tính còn kèm theo rất nhiều dấu hiệu khác. Người bệnh có thể gặp phải các tình trạng như lưng đau gối mỏi, chân tay tê lạnh, cảm giác rùng mình. Thêm vào đó, tình trạng buồn nôn, ù tai, mất ngủ hay chứng táo bón cũng có thể xảy ra thường xuyên.
Khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh suy thận mãn tính, mọi người cần sớm chủ động thăm khám để điều trị kịp thời. Tránh việc chủ quan bởi có thể khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đứng trước sự đe dọa của nhiều biến chứng.
II. Một số cách điều trị bệnh suy thận mãn tính phổ biến hiện nay
Suy thận mãn tính chính là biểu hiện nặng nề của bệnh suy thận do không sớm phát hiện và điều trị. Khi bệnh suy thận đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn nhiều so với giai đoạn cấp tính. Các phương pháp điều trị chỉ giúp người bệnh đẩy lùi triệu chứng chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh.
1. Điều trị nội khoa
Phương pháp điều trị nội khoa sẽ được chỉ định cho những đối tượng bị suy thận mãn tính nhưng còn ở giai đoạn đầu. Để ngăn chặn các triệu chứng của bệnh hiệu quả, một số loại thuốc như thuốc ổn định huyết áp hay thuốc để duy trì và kiểm soát lượng đường trong máu sẽ được chỉ định.
Bên cạnh đó, có thể bổ sung chất sắt theo đường uống hay tiêm giúp kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu. Cải thiện tình trạng thiếu máu và gia tăng quá trình vận chuyển oxy đi nuôi dưỡng tế bào. Điều này sẽ đẩy lùi được tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt cho người bệnh trong quá trình vận động.
Để có thể tăng cường chức năng của thận, một số loại thuốc lợi tiểu cũng sẽ được chỉ định. Nhằm giúp loại bỏ tối đa lượng chất độc hại ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định việc ăn uống khoa học để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Không nên ăn quá mặn, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein và các khoáng chất cần thiết.
2. Phương pháp lọc máu ngoài thận
Phương pháp này thường được chỉ định đối với bệnh nhân bị suy thận mãn tính giai đoạn cuối. Lúc này, chỉ số ure trong máu ở mức quá cao hay hàm lượng potassium máu cũng tăng quá mức. Các phương pháp điều trị nội qua đã không còn phát huy tác dụng. Việc lọc máu là cần thiết để có thể loại bỏ các chất độc gây hại ra khỏi cơ thể.
Hiện nay có hai cách lọc máu ngoài thận đang được ứng dụng trong điều trị bệnh suy thận mãn tính đó là thận nhân tạo và lọc màng bụng. Tùy vào cơ địa người bệnh cũng như điều kiện tài chính mà các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định cách phù hợp nhất.
3. Phương pháp ghép thận
Cùng với phương pháp lọc máu ngoài thận thì ghép thận chính là lựa chọn tương đối tốt cho những người bị suy thận mãn tính giai đoạn cuối. Lúc này, cả hai quả thận bị mất hoàn toàn chức năng khiến cơ thể đứng trước nhiều mối đe dọa nghiêm trọng.
Tuy nhiên, không phải bất cứ người bệnh nào cũng có thể được chỉ định tiến hành phương pháp này. Việc ghép thận chỉ được áp dụng cho những người bệnh có thể trạng tương đối tốt, huyết áp được kiểm soát ở mức ổn định. Và việc tìm kiếm một quả thận phù hợp cũng không phải là vấn đề đơn giản.
Chi phí cho một cuộc phẫu thuật ghép thận là không hề nhỏ. Nhiều khi người bệnh phải chuẩn bị tới tận 500 triệu tới 1 tỷ đồng mới có thể chi trả hết các khoản phí. Và thông thường tuổi thọ của người bệnh cũng chỉ có thể kéo dài được khoảng 15 – 20 năm tùy vào từng trường hợp.
Bài viết đã cung cấp cho mọi người những thông tin hữu ích về bệnh suy thận mãn tính. Mọi người cần nắm rõ để chủ động hơn nếu không may mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này. Nên thăm khám tổng quát định kỳ để có thể chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe, phát hiện sớm những bệnh lý khó chữa, trong đó có bệnh suy thận.
Hải Anh
Thông tin hữu ích bạn nên xem:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!