Những nguyên nhân gây bệnh suy thận thường gặp
Nắm bắt được những nguyên nhân gây bệnh suy thận sẽ giúp mọi người có hướng phòng ngừa và điều trị phù hợp nhất.
Suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, song bệnh lại có chuyển biến chậm chạp khiến người bệnh khó lòng phát hiện ra bệnh kịp thời. Thận là cơ quan bài tiết của cơ thể, một khi chức năng thận bị ảnh hưởng, nhiều vấn đề sẽ đồng loạt nổ ra. Tìm hiểu ngay những nguyên nhân trong bài viết để có biện pháp phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này hiệu quả!
5 nguyên nhân gây bệnh suy thận thường gặp
Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, những vấn đề ở thận ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chức năng sinh lý của người bệnh.
Chuyên gia Nguyễn Minh Hùng cho biết: “Khi chức năng thận suy giảm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, tuy nhiên bệnh lại có tiến triển âm thầm nên tác hại của bệnh không thể nhìn thấy trong thời gian ngắn. Điều này gây khó khăn cho chính người bệnh và bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh.
Suy thận là căn bệnh nguy hiểm và phức tạp, bệnh hình thành do hệ lụy từ nhiều bệnh lý mãn tính khác, hoặc do chính lối sống và thói quen thiếu khoa học của người bệnh. Với những người khỏe mạnh, việc cải thiện những nguyên nhân gây bệnh suy thận chính là cách phòng ngừa hiệu quả. Còn đối người đã chẩn đoán mắc bệnh lý này nên khắc phục nguyên nhân để ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn trước.”
Với mức độ nguy hiểm của bệnh, mọi người nên có ý thức bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình bằng cách phòng ngừa bệnh suy thận. Dưới đây là 5 nguyên nhân gây bệnh suy thận thường gặp nhất !
1. Tiểu đường
Tiểu đường là nguyên nhân gây bệnh suy thận phổ biến nhất, đây là bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan khác nếu không được chữa trị kịp thời. Người mắc bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu rất cao, khiến thận phải hoạt động liên tục để đào thải và giữ những thành phần điện giải ở mức cân bằng.
Việc hoạt động quá thường xuyên với cường độ cao khiến thận rơi vào trạng thái suy giảm chức năng, tình trạng này kéo dài gây ra bệnh suy thận rất nguy hiểm. Hơn nữa, bệnh tiểu đường gây tổn thương lên những mạch máu trong cơ thể, trong đó có mạch máu ở thận, khiến thận không làm sạch máu hoàn toàn. Chất thải hoặc protein có thể tồn đọng trong máu của bạn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Huyết áp cao
Tương tự bệnh tiểu đường, huyết áp cao là bệnh lý ảnh hưởng lớn đến hệ thống mạch máu khiến lưu lượng máu không thể vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Thận không có đủ máu và oxy sẽ khó lòng hoạt động với hiệu suất cao khiến nước tiểu và chất độc tồn đọng trong bàng quang, gây áp lực lên thận.
Huyết áp cao còn phá hủy bộ lọc cầu khiến hoạt động của thận bị ức chế, quá trình bài tiết, đào thải của cơ thể không được đảm bảo, gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.
3. Tác dụng phụ từ thuốc điều trị
Thuốc điều trị có khả năng gây ra bệnh suy thận nếu sử dụng trong thời gian dài, những loại thuốc này chứa nhiều hoạt chất đặc trị mạnh ảnh hưởng đến những thành phần điện giải trong cơ thể. Thận phải hoạt động mạnh mẽ để đào thải những hoạt chất từ những loại thuốc điều trị này, đồng thời duy trì hàm lượng chất điện giải trong cơ thể ở mức cân bằng.
Một số thuốc điều trị có khả năng gây bệnh suy thận như thuốc kháng viêm không steroid, thuốc đông y không đảm bảo về nguồn gốc, thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng sinh liều mạnh,… Loại thuốc mọi người thường dùng nhất chính là thuốc kháng sinh, tuy nhiên 1 viên kháng sinh được thu nạp vào cơ thể, thận phải mất 3 tháng để đào thải hoàn toàn. Nói như vậy để mọi người có ý thức hơn trong việc dùng thuốc, bởi chúng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và những cơ quan khác trong cơ thể.
4. Đồ ăn nhiều đường
Đường là loại gia vị được nhiều người yêu thích, hiện nay việc thu nạp đồ ăn chứa nhiều đường đã vượt đến mức báo động. Thói quen này không chi ảnh hưởng đến cân nặng mà còn là nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mà nhiều người không ngờ đến.
Đồ ăn nhiều đường còn được bổ sung nhiều chất phụ gia, chúng gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, mạch máu, làm tăng áp lực lên thận và tăng tỉ lệ mắc bệnh suy thận. Nước uống có gas là đồ uống có chứa rất nhiều đường được nhiều người ưa chuộng, ít ai biết rằng nước uống có gas không chỉ chứa nhiều đường mà còn có độ pH không ổn định với cơ thể. Một khi thu nạp nước uống có gas, độ pH trong cơ thể sẽ thay đổi ít nhiều. Lúc này thận phải hoạt động mạnh mẽ để đưa độ pH này trở về vị trí cân bằng.
Thói quen này nếu được duy trì lâu dài chính là nguyên nhân gây bệnh suy thận và những vấn đề khác trong cơ thể.
5. Bệnh nhiễm trùng
Những bệnh nhiễm trùng có thể khiến chức năng thận suy yếu, vì lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào thận khiến thận mất chức năng tạm thời một cách đột ngột – được gọi là suy thận cấp. Nếu tình trạng này không được điều trị dứt điểm, nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn là rất cao.
Ngoài ra, bệnh suy thận cò có thể hình thành do những chấn thương nặng nề ở vùng thận hoặc những cơ quan lân cận, khiến chức năng thận bị suy giảm trong thời gian dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm xuất hiện bệnh suy thận. Ngộ độc những chất độc thiên nhiên cũng chính là nguyên nhân gây suy thận mà nhiều người không ngờ đến.
Một số nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng xấu đến thận như nhịn tiểu, uống nước quá nhiều hoặc quá ít, ăn nhiều muối, đồ ăn nhiều đạm, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, ít vận động,… nếu kéo dài có thể gây tác động xấu đến chức năng thận, làm tăng tỉ lệ mắc phải những bệnh lý về thận.
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, mọi người cần khắc phục ngay những nguyên nhân gây bệnh suy thận đồng thời nên khám định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Những triệu chứng đã bộc lộ bên ngoài mà mắt thường có thể quan sát được tức là mức độ tổn thương và tiến triển của bệnh đã khá nặng nề. Chính vì vậy việc thăm khám thường xuyên sẽ là biện pháp phát hiện bệnh hiệu quả nhất.
Phương Thảo
Tham khảo thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!