Những biến chứng cho thấy sự nguy hiểm của bệnh suy thận
Suy thận là hội chứng chức năng thận suy giảm, không có khả năng hồi phục và ngày càng nặng hơn. Khi bệnh bước dần vào giai đoạn cuối, nếu không có những phương pháp điều trị thay thế, khả năng lớn bệnh nhân sẽ tử vong do các biến chứng mà suy thận gây ra.
Suy thận giai đoạn đầu không có nhiều biểu hiện, chỉ đến khi bệnh bước sang giai đoạn muộn, bệnh nhân mới có các dấu hiệu rõ rệt như: biếng ăn, buồn nôn và nôn ói, người mệt mỏi, tăng creatinin huyết, tiểu ra máu…
Hầu hết nguyên nhân khiến người bị suy thận tử vong đều đến từ những biến chứng của bệnh như: sốc tim, nhồi máu cơ tim, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn nhịp, nhiễm khuẩn, suy tim cấp tính, nhiễm toan chuyển hóa hay tăng kali máu…
Biến chứng nguy hiểm của suy thận
1. Ngứa ngáy
Nhiiều người sau khi điều trị suy thận bằng phương pháp lọc máu, họ phàn nàn rằng mình thường xuyên bị ngứa da và cơn ngứa ngày càng nặng hơn sau mỗi lần lọc máu. Ở bệnh nhân bị suy thận, các cơn ngứa có thể nghiêm trọng hơn bởi có quá nhiều chất thải đọc hại tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, nguyên nhân gây ngứa cũng có thể xuất phát từ nồng độ hormone của tuyến cận giáp cao.
2. Loạn dưỡng xương do thận
Loạn dưỡng xương do thận hay còn gọi là bệnh xương do suy thận, bệnh gây ảnh hưởng đến 90% bệnh nhân đang điều trị suy thận bằng phương pháp lọc máu.
Chứng loạn dưỡng xương khiến xương trở nên mỏng và yếu đi hoặc có dấu hiệu bị biến dạng, ảnh hưởng trực tiếp ở cả trẻ em lẫn người lớn bị suy thận.
Triệu chứng có thể dễ dàng nhận thấy ở trẻ nhỏ bị suy thận đang trong giai đoạn phát triển xương, thậm chí nó còn có thể xuất hiện trước khi bệnh nhân bước vào giai đoạn lọc máu. Phụ nữ mãn kinh và người bệnh lớn tuổi có nguy cơ lớn mắc chứng loạn dưỡng xương cao hơn so với các đối tượng còn lại.
THÔNG TIN THÊM:
3.Thiếu máu và Erythropoietin (EPO)
Thiếu máu là biến chứng phổ biến thường gặp ở những người bị bệnh thận, do thận là nơi sản xuất ra hormone erythropoietin, kích thích tủy xương sản xuất ra các tế bào hồng cầu. Thận bệnh thường không tạo ra đủ EPO, vì vậy tủy xương cũng tạo ra ít tế bào hồng cầu hơn dẫn đến thiếu máu.
Bệnh nhân bị thiếu máu do suy thận cơ thể thường xuyên mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, thiếu máu cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.
4. Rối loạn giấc ngủ
Người bị suy thận sẽ thường xuyên mất ngủ do chạy thận, vài trường hợp còn gặp phải triệu chứng ngừng thở khi ngủ với biểu hiện ngáy à ngáy đứt quãng.
Các cơn ngừng thở khi ngủ sẽ gây ra những rối loạn giấc ngủ và khiến đồng hồ sinh học của học bị đảo lộn, rối loạn giấc ngủ cũng khiến người bệnh bị trầm cảm, nhức đầu, giảm sự tỉnh táo.
Chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra là do tình trạng suy thận gây ảnh hưởng đến trung tâm điều khiển hệ hô hấp, để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân suy thận có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ như thay d8o6i3 tu 7the61 ngủ, giảm cân hoặc đeo mặt nạ oxy khi ngủ.
5. Thoái hóa dạng bột
Thoái hóa dạng bột là một biến chứng liên quan đến việc lọc máu (DRA), biến chứng này chủ yếu gặp ở những bệnh nhân suy thận đã lọc máu trên 5 năm. DRA xuất hiện khi beta2-microglobulin trong máu tích tụ ở gân và các khớp gây cứng khớp, đau nhức, tụ dịch trong khớp, tương tự như trướng hợp viêm khớp.
Người bị suy thận, đặc biệt là suy thận mãn đã qua lọc máu gặp phải rất nhiều biến chứng. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các biến chứng đều có thể kiểm soát được. Song, một điều cần lưu ý đó là bệnh nhân suy thận mãn cần được điều trị và chăm sóc bởi các bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc theo đúng chỉ định để hạn chế được những rủi ro và biến chứng không mong muốn.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!