Tổng hợp những tác dụng chữa bệnh của rau răm

Ngoài tác dụng như một loại rau thơm ăn kèm để làm tăng hương vị món ăn, rau răm còn có nhiều tác dụng chữa bệnh mà ít ai biết đến. Dưới đây là tổng hợp những tác dụng và các bài thuốc chữa bệnh của rau răm mà bạn có thể tham khảo để phòng khi cần đến nhé.

1. Tác dụng chữa bệnh của rau răm

Rau răm còn được gọi là thủy liễu, thường sinh trưởng ở những nơi ẩm ướt, chịu nóng giỏi. Rau răm thường rất dễ trồng nên người ta chỉ cần dăm cành là cũng có thể tự phát triển được. Ngoài tác dụng của rau răm như một loại rau thơm ăn kèm, rau răm còn là dược liệu chữa bệnh rất hiệu nghiệm được dân gian lưu truyền.

tong-hop-nhung-tac-dung-chua-benh-cua-rau-ram-1

Theo y học cổ truyền, rau răm có vị cay, tính ấm, mùi thơm với tác dụng, tán hàn, trừ thấp, sát trùng, ôn ấm tỳ vị, tiêu thực, trừ chướng thống, cẩm tả lỵ, minh mục, ích trí… thường được dùng chữa các chứng cảm cúm, đau bụng tiêu chảy, chữa rắn cắn, cước khí sưng chân, chàm, ghẻ lở…

Không như nhiều người vẫn mách nhau” ăn rau răm gây yếu sinh lý“, nhiều công trình nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, ăn rau răm đúng cách có thể giúp bạn cải thiện tình trạng xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, giúp tăng cường sinh lý phái mạnh.

2. Các bài thuốc chữa bệnh từ rau răm

Rau răm chữa cảm cúm:

Cách 1: Giã nát 1 nắm rau răm sống đã rửa sạch với 3 lát gừng. Vắt nước nước cốt uống mỗi ngày.

Cách 2: Cho rau răm 20g, tía tô 20g, xương bồ 16g, kinh giới 16g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, kiện 10g sắc nước uống trong ngày.

Chữa đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu:

Đem rửa sạch 1 nắm rau răm và giã lấy nước uống. Bã rau răm thì lấy để xoa vùng rốn.

Chữa đau bụng tiêu chảy do khí lạnh:

tong-hop-nhung-tac-dung-chua-benh-cua-rau-ram-2

Cho rau răm (khô) 16g, kinh giới 16g, bạch truật 12g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g sắc với 2 chén nước còn lại 1 chén và uống 2 lần trong ngày.

Rau răm chữa nước ăn chân:

Giã nát rau răm và đắp vào chỗ vết thương hoặc vắt lấy nước rau răm bôi lên vết thương 2 lần/ngày.

Chữa rắn cắn, côn trùng cắn:

Khi vừa mới bị rắn hoặc côn trùng cắn, hãy lấy 1 nắm rau răm giã nát vắt lấy nước cốt cho người bệnh uống. Bã rau răm thì đắp lên chỗ vết thương và băng lại.

Hỗ trợ khả năng sinh lý nam giới:

Nam giới có thể ăn trứng vịt lộn kèm với rau răm hay nấu cháo thịt dê rau răm, lẩu cá kèo rau răm để làm tăng khẩu vị và chống hoạt tinh, tăng ham muốn tình dục.

Lưu ý khi sử dụng rau răm:

– Răm răm có nhiều công dụng tốt nhưng phụ nữ không nên ăn rau răm trong kỳ kinh nguyệt dễ gây rong huyết, phụ nữ mang thai ăn rau răm dễ gây sẩy thai.

– Người máu nóng, suy nhược không nên ăn rau răm.

– Rau răm không độc nhưng không nên sử ăn thường xuyên vì có tính nóng, dễ sinh nhiệt.

Ẩn

Ráo riết săn lùng "bài thuốc sung sướng" giúp “yêu” lâu và sâu

Xem ngay

Bình luận

Tổng hợp những tác dụng chữa bệnh của rau răm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Xuất Tinh Sớm Do Thủ Dâm Có Xử Lý Được Không? [Bác Sĩ Giải Đáp Chuẩn Y Khoa]

Chữa bệnh yếu sinh lý ở nam giới – Chỉ cần dùng đúng thuốc

Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương Nên Dùng Loại Nào? Chuyên Gia Tư Vấn

Cách Xử Lý Rối Loạn Cương Dương Kéo Dài Thời Gian Quan Hệ Từ Thảo Dược Tự Nhiên

Rối Loạn Cương Dương “Cậu Nhỏ” Bỗng Nhiên “Hóa Bún” Và Cách Xử Lý Từ Thảo Dược

Thuốc Xử Lý Xuất Tinh Sớm Dùng Loại Nào Để Quan Hệ Lâu Ra Tự Tin “Chinh Chiến”

Bác Sĩ Nam Khoa Chỉ Cách Xử Lý Xuất Tinh Sớm Quan Hệ Lâu Ra Giữ Lửa Phòng The

Xuất Tinh Sớm “Cuộc Yêu” Chóng Tàn Và Cách Quan Hệ Lâu Hơn, Phòng The Viên Mãn

[Góc Tâm Sự] Vợ Tâm Lý Giúp Chồng Yếu Sinh Lý Lấy Lại Phong Độ Nhờ Bài Thuốc Nam

Tràn Lan Thuốc Yếu Sinh Lý – Nam Giới Nên Chọn Loại Nào Để Không Mất Tiền Oan?

Ẩn