Khi bị thận yếu nên ăn gì? Top 10 món ăn bổ thận tốt nhất
Bệnh nhân khi phát hiện bệnh thận yếu nên ăn thực phẩm có ít các vi chất như kali, photpho, natri,… Đây là những vi chất được nhiều chuyên gia khuyên nên hạn chế để cải thiện và bảo vệ chức năng thận. Song song với việc điều chỉnh khẩu phần ăn, bạn cũng cần tuân thủ một số lưu ý khác khi bị thận yếu.
Thận trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại đều giữ những vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe và sinh lý của chúng ta. Không chỉ giúp loại bỏ nhanh chóng các chất độc ra ngoài theo nước tiểu, thận còn cân bằng acid, hỗ trợ lọc máu,… Thận khỏe là yếu tố giúp đảm bảo sức khỏe cho hàng loạt cơ quan khác trên cơ thề của chúng ta. Sắp xếp lại thực đơn của bạn với một số loại thực phẩm được chuyên gia khuyên dùng là chìa khóa để cải thiện sức khỏe của thận.
Khi bị thận yếu nên ăn những thực phẩm này
Lượng natri nên đưa vào cơ thể mỗi ngày nên dưới 1500mg, lượng kali nên dưới 200mg, ngoài ra cũng cần chú ý kiêng phospho với lượng từ 800 – 1000mg/ngày. Khẩu phần khuyến nghị dành cho người bị thận yếu gồm có các loại thực phẩm ít kali, natri và phospho như:
1. Bông cải
Bông cải hay súp lơ là loại rau có nhiều dinh dưỡng như vitamin C, vitamin K, vitamin B, ngoài ra còn giàu folate và các hợp chất chống viêm như indoles. Trong bông cải có khá ít kali, natri và photpho nên không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của thận. Trung bình cứ 124g bông cải nấu chín chỉ có khoảng 19mg natri, 176mg kali và 40mg photpho. Do đó bạn nên bổ sung bông cải vào thực đơn của mình, nhất là trong các món xào, nấu,…
2. Lòng trắng trứng
Trứng là thực phẩm rất bổ dưỡng, cung cấp nhiều đạm và các vitamin khác cho cơ thể. Tuy nhiên trong thành phần của lòng đỏ trứng lại có rất nhiều photpho. Ngược lại, lòng trắng trứng lại là nguồn cung cấp protein nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho thận vì lượng photpho, natri và kali ở mức thấp, trong ngưỡng an toàn. Trung bình 2 lòng trắng trứng lớn chỉ chứa khoảng 110mg natri, 108mg kali, khoảng 10mg photpho. Lượng đạm trong lòng trắng trứng cũng ở mức vừa phải, có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể nhưng không quá cao.
3. Tỏi
Tỏi là thực phẩm có tính kháng viêm, đồng thời là nguồn cung cấp nhiều vitamin B6, vitamin C, mangan cho cơ thể. Dùng tỏi trong các món ăn có thể giúp bệnh nhân thận yếu cảm thấy ngon miệng dù đã cắt giảm một lượng muối trong các thực phẩm hằng ngày. Tỏi có lượng natri, kali và photpho cũng rất khiêm tốn, đảm bảo an toàn cho người thận yếu. Trung bình 3 tép tỏi chỉ chứa khoảng 1,5 mg natri, 36 mg kali, 14 mg photpho,…
4. Bắp cải
Bắp cải cũng là một loại rau khá thân thiện với nhiều người, trong đó có cả người bị bệnh về thận. Đây là loại rau khá dễ ăn, phù hợp với nhiều người, có các loại vitamin K, B, C, nhiều khoáng chất, giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể và hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. Bắp cải đặc biệt ít natri, trong 70g bắp cải chỉ chứa khoảng 13mg natri. Lượng kali cũng ở mức an toàn 119mg, lượng photpho là 36mg.
5. Thịt gà (bỏ da)
Thịt gà là nguồn cung cấp protein tương đối an toàn hơn so với các loại thịt có màu đỏ. Tuy nhiên khi sử dụng thịt gà nên chú ý bỏ phần da gà, không nên ăn gà chế biến sẵn mà chưa bỏ da vì lượng natri, kali, photpho lúc này khá cao. Với thịt gà, bạn cũng nên chọn phần ức gà, nên hạn chế dùng cánh gà và đùi gà. Hãy nhớ luôn bỏ da trước khi ăn thịt gà. Thành phần natri, kali, photpho trong thịt gà gồm 63mg natri, 216mg kali, photpho 192mg.
6. Ớt chuông
Ớt chuông là thực phẩm có nhiều vitamin C (74g ớt chuông cung cấp đủ lượng vitamin C bạn cần trong 1 ngày). Ngoài ra ớt chuông cũng có các chất chống oxy hóa mạnh, tốt cho sức khỏe. Loại thực phẩm này cũng rất ít kali, natri, và photphos. Bình quân 74g ớt chuông có 63mg, kali 216mg, photphos 192mg. Đặc biệt ớt chuông có tác dụng điều trị rất tốt chứng thận yếu đi tiểu nhiều lần
7. Hành tây
Tương tự như tỏi, hành tây là thực phẩm giúp bạn ăn ngon miệng hơn mà không cần nêm nhiều muối. Có thể phối hợp hành tây với rất nhiều món ăn khác nhau mà không lo ngại ảnh hưởng đến thận. Một lượng hành tây khoảng 70g chỉ chứa 3mg natri, 102mg kali, 20mg photphos nhưng cung cấp cho bạn khá nhiều vitamin C, B, mangan và các prebiotic có lợi cho hệ tiêu hóa. Đặc
8. Cá
Người có các vấn đề về thận được khuyên nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ và thay thế bằng các loại thịt trắng như gà, cá. Trong thành phần của cá giàu đạm, omega -3, các cholesterol không có hại cho tim mạch. Một lượng cá tương đương 40g chỉ chứa khoảng 25mg natri, 134mg kali, 138mg photphos.
9. Củ cải
Củ cải có thể phối hợp trong nhiều món ăn khác nhau, cung cấp chất xơ, các chất chống oxy hóa, vitamin C. Trung bình 58g củ cải chỉ chứa khoảng 23mg natri, 135mg kali, 12mg photphos. Đây là lượng khá an toàn và phù hợp với sức khỏe nam giới.
10. Dứa
Dứa có độ ngọt vừa phải, ít kali, rất phù hợp dành cho người thận yếu muốn thay đổi khẩu vị. Thành phần của dứa có một số enzyme giúp giảm viêm, các vitamin B, mangan, bromelain,… Trung bình 165g dứa chỉ có 2mg natri, 180mg kali, 13mg photpho.
Nên đọc thêm : Tuyệt đối không ăn món này khi bị thận yếu
# Lưu ý quan trọng cho bệnh nhân thận yếu
Người bệnh thận yếu cần đặc biệt lưu ý một số yếu tố sau trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hằng ngày, bao gồm:
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Theo khuyến nghị là từ 1,5 – 2 lít nước, tức khoảng 7 – 8 ly nước để cơ thể hoạt động tốt nhất. Riêng với bệnh nhân mắc bệnh thận nặng cần trao đổi với bác sĩ để uống nước đủ và phù hợp tùy theo nhu cầu cơ thể.
- Đặc biệt tránh ăn mặn vì có rất nhiều natri trong muối, những người có vấn đề về thận đa số có thói quen ăn mặn nên cần đặc biệt lưu ý điều này.
- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
- Chú ý theo dõi các dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
- Thăm khám, tái khám đúng hẹn với bác sĩ để có những điều chỉnh cần thiết trong sinh hoạt và điều trị đồng thời theo dõi tiến triển bệnh một cách sát sao nhất.
Dinh dưỡng rất quan trọng cho bệnh nhân thận yếu, qua một số loại thực phẩm khuyến nghị trên đây, hi vọng bạn đã có những sự bổ sung cần thiết trong thực đơn hằng ngày để bảo vệ và cải thiện sức khỏe. Bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý đến chế độ luyện tập, vận động và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Tham khảo thêm: 5 bài thuốc chữa bệnh thận yếu đơn giản từ thảo dược
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!