Bệnh giang mai có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội có khả năng lây nhiễm cao nên tỉ lệ bệnh nhân mắc phải căn bệnh này không phải là một con số nhỏ. Một vấn đề mà rất nhiều người lo lắng và thắc mắc chính là “bệnh giang mai có chữa khỏi hoàn toàn được không?”. Để giải đáp câu hỏi này, chúng tôi xin mời bạn đọc tìm hiểu các thông tin sau đây.
Bệnh giang mai có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai có tên Treponema pallidum gây ra. Đây là một loại vi khuẩn có sức sống mạnh mẽ và có khả năng lây truyền ở người rất cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh giang mai như quan hệ tình dục không an toàn, lây qua đường máu, tiếp xúc với vết thương hở của bệnh nhân, lây từ mẹ sang con,… Trong đó, phổ biến nhất là do lây truyền qua đường tình dục.
Theo các chuyên gia, bác sĩ về nam khoa, bệnh giang mai có thể hoàn toàn chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Khi đó, các xoắn khuẩn giang mai chưa ăn sâu và chưa phá hủy các cơ quan trong cơ thể. Nếu được điều trị triệt để và dứt điểm, bệnh giang mai sẽ không tái phát với điều kiện người bệnh thực hiện lối sống lành mạnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:
Cần phát hiện và điều trị bệnh giang mai khi nào?
Cũng như bất cứ căn bệnh nào, để được điều trị hiệu quả và nhanh khỏi, bệnh nhân cần phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Đối với bệnh giang mai, nếu bạn phát hiện thấy mình có các dấu hiệu như xuất hiện vết loét không gây đau, các nốt ban đỏ ở bộ phận sinh dục ngoài, âm đạo, hậu môn hay ở vùng lưỡi sau 3 ngày – 3 tháng quan hệ tình dục, sử dụng chung kim tiêm hay vô tình tiếp xúc với mầm bệnh… Khi đó, hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các phòng khám nam khoa, phụ khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Bệnh giang mai ở giai đoạn sớm được điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu liều cao để kiềm hãm sự phát triển của xoắn khuẩn. Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh cần tuần thủ tuyệt đối các chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý cắt ngang, bỏ thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc không được kê đơn để tránh gây phản ứng kháng thuốc của vi khuẩn giang mai, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh về sau.
Trong khi điều trị và sau khi điều trị khỏi bệnh, bệnh nhân cũng cần phải thường xuyên kiểm tra và xét nghiệm để theo dõi định kỳ. Thông thường, nếu được điều trị đúng phác đồ thì sau 6 tháng, các chỉ số USR, RPR hoặc VDRL trong xét nghiệm bệnh giang mai cho kết quả âm tính hoặc số lượng virus giảm rõ rệt, kháng thể trong máu tăng lên thì chứng tỏ đã điều trị thành công. Lúc này các vùng bị viêm nhiễm sẽ thu hẹp và biến mất, tuy nhiên vẫn có thể để lại sẹo trên da.
Để phòng bệnh tái phát, người bệnh cần xây dựng cho mình lối sống và sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn, chung thủy. Tránh quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng bao cao su khi quan hệ, giữa vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách…Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa các bệnh về đường sinh dục.
Bài được quan tâm
Khám phá ngay liệu trình giúp tăng cường sinh lý nam tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
7 cách làm to dương vật giúp cậu nhỏ to và dài lên vài “centimet”
Liệu pháp tăng cường sinh lý cho hiệu quả trông thấy từng ngày do chuyên gia tiết lộ
Phụ nữ ham muốn tình dục nhất ở tuổi bao nhiêu? Giải mã bí ẩn
Chào Bsi, Lúc tôi đi khám được bác Sỹ chuẩn đoán tôi bị bệnh Giang Mai và dương tính 1/320 cả RPR và TPHA sau khi bác sỹ điều trị trong vòng 1 tháng và yêu cầu Tiêm 16 mũi Penicilin, sau khi điều trị chỉ số TPR là âm tính cón TPHA dương tính 1/160, sau 06 tháng điều trị tôi bị viêm cả hệ thống tiêu hóa, gồm dạ dày, đại tràng, trực tràng, tôi rất lo lằng vì không hiêu nguyên nhân do đâu ? do Giang Mai hay do Bác sỹ cho tiêm quá nhiều kháng sinh vì bình thường các bệnh viện khác chỉ cho tiêm tối đa là 8 mũi!, bác sỹ có thể giải đáp giúp tôi với chí số như vậy tôi đã khỏi bệnh chưa
Xin cảm ơn